Chú giải Tôn Thúc Ngao

  • Chú giải 1:  Hàm Đan Thuần, tài liệu đã dẫn: "Sở tướng Tôn quân, húy Nhiêu, tự Thúc Ngao…, tự khác là Ngải Liệp…"
  • Chú giải 2:  Viên Đình, tài liệu đã dẫn.
  • Chú giải 3:  Trương Chánh Minh, tài liệu đã dẫn.
  • Chú giải 4:  Tuân Tử, tài liệu đã dẫn: "Sở tử Tôn Thúc Ngao, người vùng ven đất Kỳ Tư". Hàm Đan Thuần, tài liệu đã dẫn: "…vốn là người huyện ta, Kỳ Tư thời Lục quốc [9] thuộc Sở".
  • Chú giải 5:  Hoài Nam tử, tài liệu đã dẫn: "… tháo nước sông Kỳ Tư [10], rồi tưới đồng ruộng Vu Lâu [11]"
  • Chú giải 6:  Lý Phưởng, tài liệu đã dẫn: "…Sở tướng làm Kỳ Tư Bi, rồi tưới Vu Lâu."
  • Chú giải 7:  Những ghi chép sớm nhất về Thược Bi được tìm thấy ở Hậu Hán Thư. Quyển 76, Liệt truyện 66, Tuần lại truyện, Vương Cảnh truyện: "năm Kiến Sơ thứ 8 (83) thăng làm Lư Giang thái thú… trong quận có Thược Bi do Sở tướng Tôn Thúc Ngao xây dựng…" Quyển 112, Chí 22, Quận quốc 4, Dương Châu. Cửu Giang quận. Đương Đồ huyện [12] chua rằng: "Hoàng Lãm chép: mộ của Sở đại phu Tử Tư ở hương Đông Sơn của huyện, cách huyện về phía tây 40 dặm. Tử Tư tạo Thược Bi." [13] Nhưng Hậu Hán thư ra đời sau Thược Bi đến 1500 năm, lại không có tài liệu đối chứng, những tài liệu khác như Lịch Đạo Nguyên (Nam Bắc triều) – Thủy kinh chú đều trích dẫn từ chính Hậu Hán thư, nên chẳng có cách nào xác nhận.
  • Chú giải 8:  Cựu Đường thư, tài liệu đã dẫn: "Thọ Châu… An Phong… trong huyện có Thược Bi, tưới vạn khoảnh ruộng, gọi là An Phong Đường. Người Tùy nhân đó đặt làm huyện."
  • Chú giải 9:  Tư Mã Thiên, tài liệu đã dẫn: "Ngu Khâu tiến cử ông với Sở Trang vương", Lữ lãm, Tán năng kể Thẩm Doãn Hành tiến cử ông, Đào Ngột (một bộ cổ thư ghi chép lịch sử nước Sở) kể rằng "Trang vương bèn chiêu sính kẻ sĩ tứ phương, tìm được Tôn Thúc Ngao", Mạnh tử viết "Tôn Thúc Ngao (được) cất nhắc ở bể, Bách Lý Hề (được) cất nhắc ở chợ".
  • Chú giải 10:  Không rõ thời gian nhiệm chức cụ thể của Tôn Thúc Ngao. Dương Quỳnh, tài liệu đã dẫn, căn cứ vào thời điểm trận chiến ở đất Bật diễn ra (597 TCN) – được xem là thời điểm Sở Trang vương xưng bá – và chi tiết "Thúc Ngao trị Sở 3 năm mà nước Sở xưng bá" được ghi chép trong Đào Ngột, tương đồng với Vương Duyên Thọ (Đông Hán) – Tôn Thúc Ngao miếu bi ký: "ông lo nước quên mình, trù hoạch 3 năm" mà suy ngược lại 3 năm.
  • Chú giải 11:  Tư Mã Thiên, tài liệu đã dẫn: "nên 3 lần làm tướng mà không mừng, biết mình có tài vậy; 3 lần bỏ chức mà không hối, biết mình không tội vậy".
  • Chú giải 12:  Hoài Nam tử, tài liệu đã dẫn: "Trang vương đã thắng Tấn ở khoảng Hà Ung, trở về muốn phong thưởng Tôn Thúc Ngao, Thúc Ngao từ chối không nhận, phát nhọt mà chết".
  • Chú giải 13:  Tư Mã Thiên – Sử ký, Hoạt kê liệt truyện
  • Chú giải 14Giả tử là bộ sách do Giả Nghị trước tác, ban đầu gọi là Giả Nghị tân thư. Lưu Hướng biên soạn lại, theo Hán thư, Nghệ văn chí bản mới này có 58.000 chữ, gọi là Giả tử tân thư, đời sau bỏ nốt 2 chữ "tân thư", gọi là "Giả tử".